Monday, January 14, 2019

Cấu trúc ROM máy tính như thế nào?

Khi bạn học bất cứ môn học hay nghề nào liên quan tới máy tính điện tử thì ROM luôn là một phần quan trọng trong quá trình học của bạn. Vậy ROM có cấu trúc như thế nào?

>>> XEM: Rom máy tính là gì?

Máng thanh ghi (Resister Array)

Là bộ phận lưu trữ dữ liệu được lập trình vào ROM. Mỗi thanh ghi bao gồm một ô nhớ bằng số kích thước từ. Trong trường hợp này mỗi thanh ghi chứa một từ 8bit. Các thanh ghi được sắp xếp theo ma trận vuông. Có một lưu ý đó là tất cả các thanh ghi ở đây đều là thanh ghi “chết” và không thể ghi thêm được.

Vị trí của từng thanh ghi được định rõ qua số hàng và số cột cụ thể. 8 đầu ra dữ liệu của mỗi thanh ghi được nối vào một đường dữ liệu bên trong chạy qua toàn mạch. Mỗi thanh ghi có 2 đầu vào cho phép. Cả 2 phải ở mức cao thì dữ liệu ở thanh ghi mới có thể được phép đưa vào đường truyền.

Bộ giải mã địa chỉ

Mã địa chỉ A3A2A1A0 quyết định thanh ghi nào trong dãy được phép đặt từ dữ liệu 8 bit của nó vào đường truyền. Ở đây dùng 2 bộ giải mã: bộ giải mã chọn hàng (chọn 1 trong 4) và chọn cột. Thanh ghi giao giữa hàng và cột được chọn bởi đầu vào địa chỉ sẽ là thanh ghi được kích hoạt (cho phép).

Bộ đệm đầu ra

Bộ phận này thường sử dụng mạch đệm 3 trạng thái, điều khiển bằng chân. Khi ở mức thấp, bộ đệm đầu ra chuyển dữ liệu này ra ngoài. Khiở mức cao, bộ đệm đầu ra sẽ ở trạng thái trở kháng cao. D7 đến D0 thả nổi.

ROM máy tính là loại bộ nhớ không khả biến dùng trong các máy tính hay hệ thống điều khiển, mà trong vận hành bình thường của hệ thống thì dữ liệu chỉ được đọc ra mà không được phép ghi vào. Nếu bạn đang muốn học sửa chữa laptop, hi vọng rằng các kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn.

Phân loại ROM máy tính laptop

Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm ROM laptop. Bài viết tiếp theo dưới đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các loại ROM máy tính hiện nay.

công nghệ rom máy tính là gì

PROM (Programmable Read-Only Memory) hay Mask ROM

Là loại ROM được chế tạo bằng các mối nối (cầu chì – có thể làm đứt bằng mạch điện). Nó thuộc dạng WORM (Write Once Read Many). Chương trình nằm trong PROM có thể lập trình được bằng những thiết bị đặc biệt. Loại ROM này chỉ có thể lập trình được một lần, và là rẻ nhất.

EPROM (Erasable Programmable Read-Only Memory)

Là loại ROM được chế tạo bằng nguyên tắc phân cực tĩnh điện. Cửa sổ nhỏ dùng để xóa bằng tia cực tím. Loại ROM này có thể bị xóa bằng tia cực tím và ghi lại thông qua thiết bị ghi.
Có nhiều công nghệ ROM máy tính hiện nay

EAROM (Electrically Alterable Read-Only Memory)

Là loại ROM có thể thay đổi từng bit một lần. Tuy nhiên quá trình viết khá chậm và sử dụng điện thế không chuẩn. Việc viết lại EAROM không được thực hiện thường xuyên.

EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory)

EEPROM được tạo ra bằng công nghệ bán dẫn. Nội dung của ROM này có thể viết vào và xóa (bằng điện)
Mỗi loại ROM đều sẽ mang trong mình những đặc điểm độc đáo riêng giúp chúng khác biệt với những người anh em còn lại. Tuy nhiên nhìn chung, tất cả các loại ROM đầu có chung hai đặc điểm sau:
– Dữ liệu được lưu trữ trong ROM có tính bất biến. Nghĩa là dữ liệu sẽ không hề mất đi khi thiết bị bị ngắt điện
– Dữ liệu được lưu trữ trong ROM là không thể thay đổi. Nếu muốn thay đổi các dữ liệu được lưu trữ trong ROM, người dùng phải thực hiện một số thao tác nhất định.

ROM là một linh kiện cực kì quan trọng đối với bất kỳ loại máy tính laptop nào. Cùng tìm hiểu về cấu trúc ROM máy tính


Thế nào là ROM máy tính?

Tìm hiểu về Rom máy tính, bạn cần biết 3 điều cơ bản sau:

  1.  Khái niệm Rom máy tính
  2. Các loại Rom máy tính hiện nay
  3. Cấu trúc của ROM máy tính

tìm hiểu rom máy tính là gì

Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về ROM máy tính:

 1. Khái niệm ROM máy tính

Khái niệm ROM máy tính là gì?

Bộ nhớ chỉ đọc hay ROM (tiếng Anh: Read-Only Memory) là loại bộ nhớ không khả biến dùng trong các máy tính hay hệ thống điều khiển, mà trong vận hành bình thường của hệ thống thì dữ liệu chỉ được đọc ra mà không được phép ghi vào.

Khác với RAM, thông tin trên ROM vẫn sẽ được duy trì dù nguồn điện cấp không còn. ROM được dùng cho lưu giữ mã chương trình điều hành và dữ liệu mặc định của hệ thống.

Một ví dụ điển hình của ROM trong máy tính chính là BIOS, chip PROM lưu trữ những chương trình cần thiết để bắt đầu quá trình khởi động máy tính. Sử dụng bộ nhớ điện tĩnh là cách duy nhất để bắt đầu quá trình khởi động máy tính và các thiết bị khác sử dụng quy trình khởi động tương tự.

Tìm hiểu về các loiaj ROM máy tính laptop tại đây